Bánh bột lọc được làm bởi người đầu bếp lâu năm người Huế. Đây vốn là loại bánh đặc sản vùng miền của vùng đất cố đô này. Bánh được làm tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu bột, chọn miếng thịt ba chỉ, chọn con tôm thẻ tươi rói, đến chọn lá chuối để gói bánh.
Nguyên liệu làm bánh bột lọc Huế
- Bột lọc (hay còn gọi là bột năng, bột đao)
- Tôm phá tươi được chọn lọc kỹ.
- Thịt heo nuôi trong làng
- Các gia vị khác như nước mắm, đường, tiêu, hành tím, hành lá…
Vậy bột lọc là gì và cách làm ra bột lọc như thế nào ?
Bột lọc là loại bột được làm từ củ sắn (miền Nam gọi là củ mì). Nếu nói đúng thì nên gọi là tinh bột lọc (như tinh bột nghệ). Bột lọc ở mỗi miền lại có một tên gọi khác nhau. Miền Bắc thì gọi là bột sắn, bột đao; miền Trung thì gọi là bột lọc, bột sắn; miền Nam thì gọi là bột năng. Bột lọc có rất nhiều công dụng trong ẩm thực như làm các loại bánh, nổi tiếng là món bánh bột lọc, làm phụ gia tạo độ sệt cho món ăn mà không thay đổi hương vị, làm trân châu, làm sợi bánh canh…
Để làm ra bột lọc người ta xay nhuyễn củ sắn tươi sau đó hòa tan cùng với nước. Hỗn hợp này được lọc nhiều lần qua màn dày để loại bỏ phần xác bột. Phần nước sau khi loại bỏ phần xác bột này sẽ được để lắng lại dưới đáy thùng chứa, tạo thành bột lọc tươi. Hay gọi đúng là tinh bột lọc. Quá trình này y chang như làm tinh bột nghệ vậy.
Cách làm nước chấm bánh bột lọc Huế
Nước chấm bánh bột lọc cũng rất đa dạng và mỗi gia đình làm bánh mỗi khác. Có gia đình thì dùng nước mắm nấu tôm, có gia đình thì nước mắm dạng chua ngọt…
Nước chấm theo dạng chua ngọt, Quý khách hãy theo công thức bên dưới
- 5 muỗng nước mắm ngon
- 6 muỗng nước lọc
- 4 muỗng đường
Hoà tan rồi đun sôi, để nguội chút đến khi ấm
Cho tỏi bằm và ớt sắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh.
Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiều hơn vị chua.
Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào
là được (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng)
Cách hấp bánh bột lọc
Hấp bánh bột lọc là vấn đề mà luôn được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Và việc tự tay khách hàng hấp bánh đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến hương vị bánh bột lọc.
Vậy cách hấp bánh bột lọc như thế nào là đúng ?
Bánh bột lọc có thể được hấp cách thủy hay cho vào lò vi sóng, hay thậm chí có thể luộc bánh bột lọc nếu không có nhiều thời
gian. Tuy nhiên, thì hấp cách thủy vẫn là cách hấp bánh bột lọc ngon nhất.
Một số lưu ý khi hấp bánh bột lọc
- Hấp cách thủy: bánh mới làm hay đã rã đông thì khoảng 15 – 20 phút sau khi sôi nước là bánh chín. Bánh bột lọc hấp chín thì phần bột lọc sẽ trong suốt, nhìn vào sẽ thấy nhân tôm thịt đỏ rực. Bánh sống thì bột còn màu trắng đục. Tuy nhiên, còn tùy vào nhiều yếu tố để quyết định thời gian hấp bánh, như lượng nước, lửa lớn hay nhỏ, nồi lớn hay nhỏ, số lượng bánh… Nên
cách tốt nhất vẫn là mở bánh ra xem liệu bột đã chín chưa
- Quay bằng lò vi sóng: để khoảng 6-7 phút, nhớ là đậy kín bánh để tránh làm khô bánh. Nếu bánh mới làm thì tưới một ít nước, nếu bánh rã đông thì không cần vì trong bánh cấp đông đã chứa sẵn nước
- Luộc bánh: đây là cách ít ai làm, trừ khi quá gấp. Tuy nhiên rất đơn giản, đợi nước sôi rồi cho bánh vào tầm 7-10 phút sẽ chín
Cách bảo quản bánh bột lọc Huế
Đặc điểm của bánh bột lọc gói là nhân đã được làm chín, bột lọc thì cũng đã được cháo chín sơ qua. Do đó thời gian bảo quản có thể rất lâu nếu quý khách bỏ vào ngăn đá tủ lạnh.
Lưu ý: Sản phẩm nhận được có thể khác với hình ảnh về màu sắc và số lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt khối lượng và chất lượng.