Từ xa xưa, vải thiều vốn là một loại quả quý, được các vua chúa vô cùng yêu thích. Có tích truyền rằng, Dương Quý Phi vì quá yêu thích loại trái này đã ban cho nó cái tên “phi tử tiếu” (nụ cười quý phi). Sử sách lưu lại, vải thiều “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.
Ngày nay, quả vải còn có tên gọi là quả lệ chi hoặc quả tu hú.
Vải thiều không quá to nhưng rất mọng nước, dày cùi. Vỏ quả sần nhẹ, khi chín có màu đỏ sẫm. Khi cắn vào, thịt quả dày, mọng nước, ngọt tươi ngập trong răng, cảm giác sảng khoái vô cùng.
Lợi ích tuyệt vời của trái vải đối với sức khỏe và sắc đẹp
Vải cùng họ với chôm chôm và nhãn, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Là loại trái cây phổ biến được yêu thích mỗi khi hè đến, vải giàu Vitamin cùng các dưỡng chất nên rất tốt cho sức khỏe cũng như làn da của bạn.
Giá trị dinh dưỡng
Là loại cây của vùng nhiệt đới, trái vải được bao bọc bởi một lớp vỏ dai màu hồng, bên trong là cùi trắng và hạt đen ở giữa.
82% vải là nước và 16,5% Carbon, còn lại là đường và chất xơ. Ngoài ra chúng còn chứa hàm lượng cao Vitamin C, B, E, K, Đồng, Kali cùng các hợp chất chống Oxy hóa khác.
Công dụng
Epicatechin – Rutin: Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, phòng ngừa ung thư.
Potassium (Kali): Kiểm soát và điều hòa huyết áp.
Chất xơ: Hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình giảm cân.
Vitamin C – B6: Tham gia quá trình tái tạo hồng cầu, kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra chúng còn giúp nuôi dưỡng làn da của bạn từ bên trong, giúp da sáng đẹp, tránh khỏi nổi lo về mụn.
Flavonoid: Giảm đau, chặn đứng quá trình làm tổn hại các mô trong cơ thể.
Bài thuốc hay từ vải
Đau bụng – buồn nôn: Hạt vải nướng chín 6 – 8g, bóc vỏ, ăn 2 lần một ngày.
Đau dạ dày: Xay 3g hạt vải sấy khô cùng 2g mộc hương thành bột mịn, hòa với nước, ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
Thoát vị – viêm đau tinh hoàn: Hạt vải, sao vàng, tiêu hồi, hạt quýt, xay thành bột mịn với tỉ lệ 1:1:1:1. Hòa 6g – 8g với nước, uống 3 lần một ngày. Hay bạn có thể dùng hạt vải đốt thành than, hòa 4g – 6g vào rượu uống trong bữa ăn.
Đau răng do nướu sưng: Ăn vải xanh chấm muối.
Lưu ý khi sử dụng
Trước khi ăn vải nên uống chút nước muối, trà xanh, trà bí đao hay ăn sau bữa cơm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng nóng trong người do vải.
Vải nên được ngâm muối, rửa sạch trước khi ăn.
Khi bóc vải bạn sẽ thấy có một lớp màng trắng vị chát, đừng vội bỏ chúng, ăn cả phần này với vải giúp tránh sinh nhiệt trong người.
Người có bệnh tiểu đường, thai phụ thừa cân, cổ họng có đờm, máu nóng nên hạn chế ăn vải.
Lưu ý: Sản phẩm nhận được có thể khác với hình ảnh về màu sắc và số lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt khối lượng và chất lượng.